Hội chứng sưng phù đầu ở gà

Trại gà Năm Hưởng

Bệnh ở gà

Trại chăn nuôi gà Năm Hưởng

Trứng gà Năm Hưởng
Chăn nuôi Năm Hưởng

Hotline:

036 3639929

- Đặt hàng

02733 958 068

- Mỹ Tho

Menu
BÀN VỀ HỘI CHỨNG SƯNG PHÙ ĐẦU TRÊN GÀ

Trên gà, hội chứng sưng phù đầu không khó bắt gặp, thường do hai nguyên nhân chính gây ra là virus APV (Metapaneumovirus) và bệnh Coryza (do vi khuẩn Haemophillus paragallinarum gây ra).

1. SƯNG PHÙ ĐẦU DO VIRUS APV

Từ trước đến nay, nói đến sưng phù đầu đa phần bà con chăn nuôi chúng ta chỉ nghĩ đến bệnh Coryza hay do vi khuẩn Ecoli. Tuy nhiên trong thực tế, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc gà bị sưng phù đầu, mặt và mắt, trong đó có virus APV.

APV hay còn gọi là Avian pneumovirus , là một ARN virus gây bệnh trên đường hô hấp cho gà ở mọi lứa tuổi. Bệnh xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1988. Xuất hiện thường kết hợp với các bệnh hô hấp khác.

                                                                                                                              Anh 1: Virus Metapneumovirus

 Nguyên nhân, lây truyền

Triệu chứng

Ảnh 2: Gà bị sưng phù đầu mắt chảy dịch
Ảnh 2: Gà bị sưng phù đầu mắt chảy dịch
Ảnh 3: Gà bị sưn phù đầu được mổ khám vùng mặt
 Ảnh 3: Gà bị sưn phù đầu được mổ khám vùng mặt
 
Ảnh 4: Gà bị sưng phù vùng mặt trong bệnh APV
Ảnh 4: Gà bị sưng phù vùng mặt trong bệnh APV
Ảnh 5: Gà khó thở, rướn cổ lên để thở
Ảnh 5: Gà khó thở, rướn cổ lên để thở
  • - Triệu chứng thần kinh: lắc đầu, nghẹo cổ, mất phương hướng, ưởng cong thân sau.
  • - Giảm sinh sản có thể đến 70%.
  • - Tỉ lệ chết thấp <2%, hay ghép với các bệnh khác như: E.coli, CRD, ORT, ILT... gây chết cao.

Phòng, chữa bệnh

Thực hiện tốt an toàn sinh học:

  • - Nuôi gà cùng lứa tuổi, cùng vào, cùng ra
  • - Giữ chuồng trại vệ sinh, thông thoáng
  • - Định kỳ dùng kháng sinh phòng bệnh nhiễm trùng

Tiêm phòng vacxin APV:

  • - Gà thịt, gà giò: 1-3 mũi vacxin sống tùy áp lực
  • - Gà đẻ: 2-3 mũi vacxin sống, tái chủng vacxin chết lúc 16-20 tuần

Khi gà có dấu hiệu mặt và mắt sưng, điều trị theo phát đồ của bệnh coryza không khỏi, có thể gà đã bị nhiễm virus APV. Nên điều trị theo các bước sau:

  • - Bước 1: Cách ly toàn bộ những con ốm, ủ rũ ra một chỗ riêng, để tiện chăm sóc và theo dõi, càng cách xa khu chuồng chính càng tốt
  • - Bước 2: Điều trị triệu chứng: Sốt thì dùng thuốc hạ sốt. Gà tiêu chảy thì phải bổ sung điện giải và bổ sung nước để tránh mất nước đồng thời dùng các thuốc cầm tiêu chảy
  • - Bước 3: Sử dụng kháng sinh hoạt phổ rộng tiêm cho những con bên ô cách ly và trộn (hoặc pha) kháng sinh vào trong thức ăn (nước uống) cho toàn bộ đàn gà trong 5-7 ngày
  • - Bước 4 (làm đồng thời bước 2,3): tăng sức đề kháng cho gà bằng các thuốc giải độc gan + bổ gan thận, vitamin ADE, vitamin C, men tiêu hóa...

2. SƯNG PHÙ ĐẦU DO NHIỄM TRÙNG CORYZ

Bệnh phù đầu ở gà hay còn gọi là bệnh viêm mũi truyền nhiễm (bệnh Coryza) do một loại vi khuẩn có tên Haemophillus paragallinarum gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi gây thiệt hạy kinh tế nặng, nhưng đặc biệt thường thấy nhất ở gà con từ 4 tuần tuổi trở lên với các triệu chứng đặc trưng như: chảy nước mũi, hen khò khè, mặt phù thũng, sưng đầu và hốc mắt, viêm kết mạc. Vi khuẩn tồn tại 2-3 ngày ngoài môi trường, nhưng dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt và các chất khử trùng.

 Lây truyền

  • Chim hoang dã là nơi lưu trũ mầm bệnh và là nguyên nhân xảy ra các ổ dịch
  • Lây trực tiếp qua hơi thở hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống

Triệu chứng

  • Xãy ra trên gà lớn: Gà ủ rũ, sản lượng trứng giảm, chân yếu, sưng đầu, sưng mặt
  • Dịch viêm chảy từ mũi bắt đầu trong sau đặc và đóng cục mủ trắng, ấn tay vào thấy cứng, nhìn hai bên mũi thấy phìn to. Một số gà mắt bị viêm dính hai mí làm gà không ăn uống được mà chết.
  • Các biểu hiện bệnh có thể kéo dài 2 tuần. Gà khỏi bệnh có miễn dịch nhưng lại mang trùng làm lây lan cho đàn mới.
  • Tỉ lệ mắc bệnh có thể lên đến 100%, nhưng tỉ lệ chết thấp, trừ khi bị phụ nhiễm E.coli, Mycoplasma...

 Thiệt hại trên đàn gà đẻ

Bệnh lây nhiễm nhanh trên đàn gà đẻ. Thiệt hại chủ yếu là hiện tượng giảm đẻ nhanh chóng, ban đầu là 5-10%, sau tăng lên đến 40% nếu để lâu gà sẽ dừng đẻ. 

Khi điều trị thành công thỉ tỉ lệ đẻ tăng lên rất chậm, cần mất thêm 4 tuần để đàn gà lấy lại tỉ lệ đẻ như ban đầu.

Phòng, trị bệnh

Tiêm phòng vacxin CORYZA:

  • - Chủng lần 1: Lúc 6-8 tuần tuổi. Tiêm bắp 0.25 cc
  • - Chủng lần 2: (sau lần 1 tối thiểu 4 tuần): Tiêm bắp 0.25 cc.

Trị bệnh: sử dụng các loại kháng sinh gốc Florfenicol, Ceftioful Sodium, Gentamicin Sulfate, Doxycycline...

PHÂN BIỆT CÁC BÊNH HÔ HẤP

 

APV

CORYZA ILT IB ORT

Vùng đầu mặt

Sưng phù đầu Sưng phù đầu mặt và có khi cả mào tích cũng sưng Không sưng Không sưng Không sưng

Mắt mũi

Sưng, chảy nước Sưng, chảy nước Không sưng, chảy nước Mắt bình thường Sưng nhẹ, chảy nước

Mắt mũi

Có dịch nhầy Có dịch nhầy Không có dịch nhầy Không có dịch nhầy Không có dịch nhầy

Phổi

Viêm Bình thường Bình thường Viêm hóa mũ Viêm hóa mũ có bã đậu hình ống

Khí quản

Có dịch nhầy Xuất huyết và chứa nhiều chất nhầy Xuất huyết ở 1/3 phía trên Xuất huyết nặng, lan tràn và có dịch nhầy Không xuất huyết

Buồng trúng

Bị phá hủy, vỡ trứng Bình thường Bình thường Xuất huyết ống dẫn trứng Bình thường
Chia sẻ:
Bài viết khác: